Nấm mộc nhĩ sấy khô một trong những loại thực phẩm có thể kết hợp với nhiều loại món ăn khác.
Sử dụng mộc nhĩ vào bữa ăn hàng ngày sẽ giúp tăng hương vị, màu sắc và chất dinh dưỡng cho món ăn bạn nấu. Chúng ta thường hay mua nấm khô ngoài hàng về để chế biến.

Để đảm bảo an toàn và chất lượng, bạn hãy học ngay công thức làm món nấm mộc nhĩ sấy khô sau để làm ngay tại nhà.
Bạn có thể phơi các loại nấm hoặc sử dụng các loại máy sấy mini phù hợp cho gia đình.
Giá trị dinh dưỡng của nấm mộc nhĩ sấy khô.
Mộc nhĩ chứa nhiều protid, chất khoáng và vitamin. Mỗi 100g mộc nhĩ có chứa 10,6g protid, 0,2g lipid, 65,5g glucid, 201mg canxi, 185mg phốt-pho, 185mg sắt. Và 0,03mg caroten, 0,15mg vitamin B1, 0,55mg vitamin B2, 2,7mg vitamin B3.
Mộc nhĩ đen vị ngọt, tính bình, có công dụng làm mát và cầm máu. Ích khí, dưỡng huyết nhuận phế ích vị, nhuận táo lợi tràng.
Nấm mèo cũng có tác dụng giảm Cholesterol trong máu, và góp phần kiểm soát cân nặng, rất tốt với những người thừa cân, béo phì.
Làn da bạn sẽ trở nên hồng hào, tươi sáng, mịn màng hơn nếu thường xuyên sử dụng mộc nhĩ trong các món ăn.
Phân bố, thu hái và chế biến mộc nhĩ
Phân bố

Mộc nhĩ thường mọc hoang trên gỗ mục hoặc thân của các loại cây. Như hòe, đậu, sung, sắn, mít ở trong rừng hoặc vùng đồng bằng. Người ta trồng nấm trên gỗ cây mít, cây sắn thu được năng suất cao hơn.
Thu hái
Được thu hái chủ yếu vào mùa hè và mùa thu từ tháng 5- tháng 8 hàng năm. Chúng ta sẽ rửa sạch và làm khô để sử dụng. Ở Việt Nam trồng mộc nhĩ phục vụ nhu cầu làm thuốc và thực phẩm.
Chế biến

Nấm mèo khô thì trước tiên cần phải ngâm nước cho nấm nở đều, với thời gian khoảng 30 phút. Nếu cần ngâm lâu cũng không nên quá 3 – 4 tiếng.
Tránh ngâm quá lâu hoặc để qua đêm, sẽ dẫn đến sản sinh nhiều chất độc trong nấm, có hại cho sức khỏe.
Một số tác dụng trong y học
- Phòng các bệnh về tim mạch: Vitamin K và các chất khoáng phong phú như canxi, magie, làm giảm cục đông máu, phòng bệnh tắc động mạch do huyết khối.
- Ngăn ngừa xơ vữa động mạch: Mộc nhĩ chứa các thành phần hoạt tính lecithin, cephalin, plasmalogen và phosphatidyl serin, axit nucleic… có tác dụng hạ thấp cholesterol trong gan, ngăn ngừa tích tụ mỡ ở thành động mạch và xơ vữa động mạch.
- Thanh lọc đường ruột: Chất keo nhầy trong mộc nhĩ kết dính những tạp chất trong hệ tiêu hóa và tống chúng ra ngoài cơ thể.
- Chữa đau dạ dày, hôi miệng: Sắc mộc nhĩ với lá kinh giới lấy nước để ngậm mỗi tối.
- Bảo vệ tim mạch: Nấm mèo chứa hàm lượng cao protit, lipid, glucid, canxi, photpho, chất xơ và sắt. Rất tốt cho xương khớp, giúp xương chắc khỏe.
Gợi ý cách làm món ăn với nấm mộc nhĩ sấy khô cực ngon.

Thịt gà xào mộc nhĩ nấm hương
Chuẩn bị
- 200 gr lườn gà tươi
- 6 cái nấm hương khô
- 1 cái mộc nhĩ khô
- 10 ml dầu oliu
- 1 củ hành khô
- 2 thìa nhỏ ;hạt tiêu
- 1 miếng lê tươi
Thực hiện
- Luộc sơ lườn gà cho chín rồi xé nhỏ, sau đó đem 2 thìa tiêu trộn cùng gà cho thơm đều.
- Ngâm mộc nhĩ nấm hương cho nở ra rồi thái nhỏ để ra bát.
- Xắt nhỏ hành khô
- Giữ lại 1/2 chén nhỏ nước dùng gà vừa luộc, thái nhỏ lê tươi rồi cho vào đun cho lê ra nước ngọt.
- Bắc bếp lên, sau đó cho 10ml dầu oliu phi với hành khô cho thơm, bỏ nấm hương mộc nhĩ vào xào chín
- Nước lê sau khi sôi và lê đã chín mềm, ta đổ vào chảo mộc nhĩ nấm hương đảo đều rồi trút gà vào xào nhanh cho khô săn lại
- Bắc ra đĩa rồi rắc thêm ít tiêu + mùi ta lên và dùng thôi nào
- Đây là một món ăn khá đơn giản, ít calo dành cho các mẹ muốn ăn kiêng giảm béo hiệu quả đấy ạ
Bảo quản mộc nhĩ sấy khô

Sau khi nấm mộc nhĩ sấy khô.
Cần phải bảo quản trong hộp kín hoặc trong túi nilong thực phẩm buộc kín. Sử dụng túi hút chân không sẽ rất tốt. Để hút được túi hút chân không bạn dùng máy hút chân không mini gia đình sẽ đem lại hiệu quả nhất.