Những nét độc đáo của cà phê Việt Nam đã khiến cho các du khách nước ngoài đều cho rằng Việt Nam là một thiên đường cà phê.

Việt Nam trong ký ức của họ vẫn còn vương vấn một hương vị khó quên, đó là hương thơm cà phê đậm đà và tinh khiết. Nước ta là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Vị trí địa lý tuyệt vời và môi trường khí hậu nhiệt đới đã sản sinh ra vùng đất màu mỡ để trồng cà phê. Và nước ta đơn giản chính là thiên đường cho những người yêu thích cà phê.
Những nét độc đáo của cà phê Việt Nam là gì?
Cà phê Việt Nam thường được kết hợp tinh tế với loại sữa đặc quen thuộc. Vị đắng và chua nhẹ được bao bọc trong vị ngọt thơm của sữa, kích thích vị giác của người thưởng thức đến vô cùng.

Giống như tình yêu của người Trung Quốc đối với trà, tình yêu của người Pháp đối với rượu vang, tình yêu của người Việt đối với cà phê cũng thấm đượm vào tâm hồn của từng thế hệ. Vì vậy, chúng ta đang ngày một thưởng thức cà phê theo nhiều cách khác nhau. Đó chính là văn hóa cà phê, là quốc hồn của dân tộc.
Điều kỳ lạ nhất – trứng cũng có thể làm cà phê?
Cà phê trứng? Rất nhiều bạn bè ngoại quốc nói rằng chưa từng nghe thấy sự kết hợp kỳ lạ này. Liệu đây có là một thức uống đặc sắc?

Cà phê trứng là một thức uống đặc biệt của người Việt Nam mà nhiều người nước ngoài không biết đến. Nó được mệnh danh là “cappuccino Việt Nam”. Lòng trắng và lòng đỏ trứng được tách ra một cách khéo léo. Lòng đỏ trứng được thêm vào sữa đặc và đánh bông mịn. Sau đó rót lớp kem này lên trên cà phê đen được chuẩn bị sẵn.
Vị béo thơm của kem trứng được trung hòa một cách kỳ diệu bởi vị đắng của cà phê. Chỉ với một ngụm, ta có thể cảm nhận được sự kết hợp hoàn hảo bất ngờ của trứng và cà phê.

Cà phê trứng có thể uống lạnh hoặc nóng. Khi uống lạnh, hương vị giống như kem vị cà phê, có đôi chút giống tiramisu. Và khi uống nóng, cà phê trứng có hương vị đậm đà, ngọt nhưng không béo ngậy.
Sữa chua cà phê có ngon như lời đồn?
Sau cà phê trứng, những người pha chế tài ba đã sáng tạo ra món sữa chua cà phê độc đáo. Cà phê sợ nhất là vị chua. Nhưng khi kết hợp cùng sữa chua, hương vị thơm ngon không chỉ tăng lên mà còn cuốn hút người thưởng thức.

Sữa chua được phủ một lớp cà phê mỏng để tăng hương vị. Hương vị của sữa chua và mùi thơm của cà phê rất độc đáo và mới lạ. Trong một mùa hè nóng bức, một cốc cà phê sữa chua đánh đá sẽ giúp bạn giải nhiệt ngay tức khắc.
Cà phê xay thủ công truyền thống không bao giờ lỗi thời
Mặc dù sự ra đời của máy pha cà phê đã giúp cho các công đoạn pha cà phê được rút ngắn rất nhiều. Đó cũng là cách những người bận rộn, những văn phòng làm việc hay những hàng quán hiện đại lựa chọn. Nhưng với những người ưa thích cách xay pha cà phê thủ công truyền thống, thì việc này không hề lỗi thời.

Nhiều người vẫn còn giữ cách uống cà phê hoàn toàn thủ công. Một chiếc chảo sắt nhỏ kiểu cũ, bếp củi và hạt cà phê được và rang trên lửa nhỏ. Sau đó nghiền nát thành bột bằng cách sử dụng cối xay đá. Mùi thơm của cà phê dần lan tỏa tràn ngập trong không khí.
Cà phê nhỏ giọt – rèn luyện tính kiên nhẫn cho người thưởng thức

Có nhiều cách uống cà phê ở Việt Nam, nhưng quen thuộc nhất vẫn là cà phê phin. Hay còn gọi là cà phê nhỏ giọt. Cho bột cà phê vào phin và dùng một miếng kim loại đi cùng bộ để ép chặt cà phê và cho nước nóng vào.
Sau đó, tất cả những gì bạn phải làm là lặng lẽ chờ đợi, đợi cà phê nhỏ từng giọt vào tách. Hương vị tuyệt vời không chỉ là hương thơm nồng đượm của cà phê. Mà nó còn là thành quả của thời gian chờ đợi.
Cà phê phin có vị đắng mạnh – vị đắng nguyên bản của cà phê. Để dễ uống hơn, người ta thường thêm đường hoặc sữa đặc có đường. Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà gia giảm vị ngọt.

Uống cà phê tươi và thú vị như vậy thì giá sẽ đắt? Ở Việt Nam hoàn toàn ngược lại. Bạn có thể thưởng thức một tách cà phê như vậy với giá chỉ bằng 2 chai nước suối.
Một ly cà phê tại Việt Nam có giá trên dưới 20.000 đồng.Thậm chí ở các quán bình dân, giá của 1 ly cà phê lại càng rẻ hơn. Với mức giá như vậy là rẻ so với cà phê được bán tại các quốc gia khác. Tại Mỹ, mức giá của 1 ly cà phê gần 2 USD. Tương đương khoảng 40.000 đồng. Ở Pháp thì mức giá cao hơn 2 USD/1 ly cà phê, khoảng 55.000 đến 60.000 đồng.
Văn hóa cà phê đường phố đầy tính nhân văn
Người Việt Nam uống cà phê không lãng mạn, tinh tế như Pháp, chúng ta giản dị hơn rất nhiều. Với một vài chiếc bàn và ghế thấp, đôi ba người bạn tụ tập xung quanh. Họ nhâm nhi cà phê và trò chuyện, hoặc cùng lặng lẽ ngắm nhìn khung cảnh đường phố.

Một số cửa hàng có phong cách sang trọng, nhưng vẫn giữ không gian yên tĩnh và đơn giản gần gũi nhất cho thực khách. Bạn có thể gọi một ly cà phê phin, nhâm nhi và ngắm cảnh đường phố. Hoặc viết một vài tấm bưu thiếp cho những người bạn.

Cho dù đó là quán cà phê được trang trí tinh tế hay cà phê đường phố, cà phê Việt Nam vẫn giữ được nét độc đáo riêng biệt. Đấy chính là văn hóa cà phê đầy tính nhân văn, là quốc hồn của dân tộc.
Không ai có thể lý giải được vì sao cà phê lại được bao thế hệ người Việt mê đắm đến vậy. Phải chăng do thứ thức uống đen nâu ấy làm con người ta tỉnh táo hơn? Hay chăng là do khoảnh khắc chờ từng giọt cà phê rời khỏi phin rơi xuống ly khiến người ta cảm nhận được vị thời gian và giá trị của sự chờ đợi.
Dù văn hóa thưởng thức cà phê có nhiều thay đổi theo sự phát triển từng ngày của xã hội. Nhưng những ly cà phê đậm, đắng, thơm ngậy,… luôn là thức uống chưa bao giờ đánh mất vị trí của mình trong lòng những tín đồ cà phê Việt.